Một thiên thạch lao xuống trận địa khi quân La Mã và Pontus chuẩn bị giao chiến. Binh sĩ hai bên chạy tán loạn vì họ tin rằng Thượng đế đang nổi cơn thịnh nộ.
Vua mù tung hoành giữa sa trường
Ngày 26/8/1346, quân đội Anh và xứ Wales gặp quân đội Pháp ở vùng Crecy thuộc Pháp. Vua John của Bohemia (thuộc Czech ngày nay) cũng tham gia trận chiến với tư cách là đồng minh của Pháp và dẫn theo những hiệp sĩ của ông. Trước đó, vào năm 1340, vua John bỗng dưng mất khả năng nhìn trong lúc ra chiến trường. Mặc dù vậy, tình trạng mù không thể ngăn cản một chiến binh dũng cảm như John ra trận.
Ảnh minh họa: magnoliabox.com |
Giao tranh bùng phát vì một vì một binh sĩ lạc đường
Vào năm 1931, đế quốc Nhật Bản chiếm vùng Mãn Châu của Trung Quốc và lập ra chính quyền bù nhìn Mãn Châu Quốc do Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, đứng đầu. Các điều khoản của Điều ước Tân Sửu vào năm 1901 quy định rằng phái đoàn của các nước tại thành phố Bắc Kinh có quyền đưa binh lính tới 12 điểm dọc theo tuyến đường sắt Bắc Kinh – Thiên Tân để bảo vệ tuyến lưu thông giữa thủ đô của Trung Quốc và cảng biển. Một điều khoản bổ sung cho phép binh sĩ các nước dọc tuyến đường sắt Bắc Kinh – Thiên Tân tập trận mà không phải báo trước cho chính phủ Trung Quốc.
Lư Câu là tên một cầu ở trấn Uyển Bình – một khu vực phía tây nam Bắc Kinh. Nó cũng là một chốt trên tuyến đường sắt Bắc Kinh – Vũ Hán do quân đội Quốc dân đảng trấn giữ.
Binh sĩ Trung Quốc tham chiến trong trận Lư Câu Kiều vào năm 1937. Ảnh: tour-beijing.com |
Trước khi sự kiện Lư Câu Kiều xảy ra, quân Nhật đã kiểm soát các khu vực phía bắc, đông và tây của Bắc Kinh vào đầu năm 1937. Đêm 7/7 cùng năm, quân Nhật tổ chức một cuộc tập trận mà không báo trước cho chính quyền Trung Quốc. Cho rằng lính Nhật tấn công thật, binh sĩ Trung Quốc đã nổ súng. Sau khi hai bên ngừng bắn, phía Nhật phát hiện một binh sĩ mang tên Shimura Kikujiro không trở về đơn vị.
Mặc dù các tướng Trung Quốc cho phép quân Nhật vào trấn Uyển Bình để tìm binh sĩ mất tích, quân Nhật vẫn tấn công lính Trung Quốc vào sáng sớm hôm 8/7 vì họ nghi ngờ đối phương đã bắt Kikujiro. Cuộc giao tranh diễn ra trên cầu Lư Câu và cả hai bên hứng chịu tổn thất nặng. Sự kiện Lư Câu Kiều (theo cách gọi của người Nhật) đã châm ngòi cho Chiến tranh Trung – Nhật, còn Chiến tranh Trung – Nhật về sau trở thành một phần của Thế chiến thứ hai. Cũng trong ngày 8/7, binh sĩ Kukujiro trở về nhà và cảm thấy ngạc nhiên khi biết những diễn biến đã xảy ra sau khi anh ta mất tích. Kikujiro nói rằng anh ta lạc đường sau khi vào một nhà vệ sinh.
Những tượng sư tử đá trên cầu Lư Câu. Ảnh: blogspot.com |
Quân hai bên tan rã vì thiên thạch
Lucius Licinius Lucullus là một nhà quân sự và chính trị gia lừng danh của Cộng hòa La Mã. Ông chỉ huy quân đội trong Chiến tranh Mithridates lần thứ ba – một cuộc chiến giữa Cộng hòa La Mã với đế quốc Pontus của vua Mithridates VI từ năm 76 tới năm 63 trước Công nguyên. Một lần, Lucullus biết tin quân đội Pontus đã rời khỏi vương quốc để chinh phạt một nơi xa xôi. Ngay lập tức ông dẫn quân sang lãnh thổ Pontus với hy vọng đối phương sẽ không kịp trở tay. Nhưng, trước sự ngạc nhiên của Lucullus, đích thân vua Mithridates đã nghênh đón đoàn quân La Mã.
Ảnh minh họa: examiner.com |
Trong lúc binh lính hai bên dàn trận để chuẩn bị giao chiến, một thiên thạch đột nhiên xuất hiện trên bầu trời. Nó bốc cháy trong không khí, biến thành khối cầu lửa rồi lao xuống một vị trí giữa hai quân. Cho rằng Thượng đế đang nổi giận, lính của cả hai bên đều chạy tứ phía khỏi trận địa. Đây là lần đầu tiên một thiên thạch trở thành kẻ chiến thắng trong một trận đánh. Về sau Lucullus vẫn đánh bại vua Mithridates – một kết cục khiến một phần của Pontus trở thành một tỉnh của Cộng hòa La Mã, trong khi phần còn lại trở thành một nước chư hầu của Cộng hòa La Mã. Tuy nhiên, Viện nguyên lão La Mã tước quyền chỉ huy quân đội của Lucullus sau khi ông thất bại trong nỗ lực xâm lược Armenia.
Thái Dương -Zing.vn
Không có nhận xét nào: