ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Style5

Style5

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Xe tăng ra đời trong Thế chiến I và nhanh chóng trở thành loại vũ khí chủ lực trên chiến trường trong chiến tranh hiện đại.

Mark IV của Anh


Xe tăng Mark IV của Anh.
Sự ra đời của xe tăng Mark IV tạo ra cuộc cách mạng trên chiến trường nhờ khả năng hoạt động ưu việt của động cơ cùng hỏa lực mạnh. Mark IV thừa hưởng mọi thành tựu của quá trình nghiên cứu và phát triển xe tăng của Anh trong Thế chiến I. 
Mark I là cỗ xe tăng đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, nó hoạt động kém và thường xuyên hỏng. Anh tiếp tục phát triển những chiếc Mark II và III nhưng chúng cũng không thực sự tạo dấu ấn. Cuối cùng, nhà sản xuất cải tiến động cơ và hệ thống truyền lực, giúp Mark IV trở thành vũ khí hiệu quả trên các chiến trường.
Mark IV có khối lượng 29 tấn, chiều dài 4,12 m, có khả năng chở 8 người. Chúng di chuyển với vận tốc 6,4 km/h trong phạm vi 56 km. Hệ thống súng máy gắn trên thân giúp kíp chiến đấu đáp trả và tấn công mục tiêu, tạo ra lợi thế lớn cho quân đội Anh trong Thế chiến I. Anh chế tạo 1.220 xe tăng loại này từ tháng 5/1917 tới cuối năm 1918.
Panzer II của Đức
Đây là tên thường gọi của loại xe tăng hạng nhẹ Panzerkampfwagen II mà Phát xít Đức sử dụng trong Thế chiến thứ II. Chúng ra đời nhằm lấp chỗ trống khi Đức đang tập trung phát triển loại xe tăng hiện đại và tối tân hơn nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại quân đồng minh. Tuy nhiên, Panzer II chứng minh hiệu quả trong tác chiến và mang lại cho quân Đức rất nhiều lợi thế.
Những xe tăng thay đổi lịch sử nhân loại
Xe tăng hạng nhẹ Panzer II của Đức.
Trong cuối những năm 1930, đầu những năm 1940, Panzer II liên tục tham chiến ở Ba Lan, Pháp, Bắc Phi và vùng Đông Âu gần Xô Viết và giành nhiều thắng lợi quan trọng cho quân Đức. Dù là xe tăng hạng nhẹ với tải trọng 8,9 tấn nhưng Panzer II nhiều lần đóng vai trò chủ lực trong các trận chiến với quân đồng minh. Phát xít Đức chế tạo 1.850 xe tăng loại này trong giai đoạn 1935 đến 1943.
Panzer II chính thức bị loại khỏi biên chế chiến đấu của quân đội Đức năm 1942. Sau đó, nó trở thành xe tăng trinh sát và tiếp tục chứng minh khả năng vượt trội. Cuối cùng, người ta sử dụng Panzer II để đào tạo tân binh. Đức ngừng chế tạo Panzer II trong năm 1943 nhưng khung gầm của nó tiếp tục được sản xuất để làm nền tảng cho pháo tự hành Wespe hay tăng pháo Marder II.
Xe tăng T-34 của Liên Xô
T-34 là xe tăng hạng trung của quân đội Liên Xô, chính thức được sản xuất trong từ năm 1940. Người ta sử dụng T-34 trong cuộc chiến chống lại quân đội phát xít Đức và giành nhiều thắng lợi quan trọng. Sau đó, T-34 tiếp tục chứng minh hiệu quả trong Chiến tranh Triều Tiên và Cách mạng Hungary năm 1956, các cuộc xung đột ở Trung Đông và châu Phi, cuộc chiến chống Mỹ tại Việt Nam và Chiến tranh Bosnia.
Những xe tăng thay đổi lịch sử nhân loại
Xe tăng T-34 của Liên Xô.
Sự ra đời của T-34 là cuộc cách mạng trong thiết kế và chế tạo xe tăng toàn cầu. Nó là loại xe tăng hiệu quả và gây ảnh hưởng nhất Thế chiến II dù nhiều mẫu xe tăng vượt trội hơn T-34 về giáp và hỏa lực. T-34 là sự kết hợp tối ưu giữa khả năng bảo vệ, tính cơ động, sức mạnh hỏa lực và độ tin cậy. Liên Xô chế tạo 84.000 chiếc xe tăng loại này.
Vũ khí chính của T-34 là pháo F-34 cỡ nòng 76,2 mm. Hai vũ khí phụ là đại liên cỡ nòng 7,62 mm. Động cơ 500 mã lực cho phép T-34 di chuyển với vận tốc 53 km/h cùng phạm vi hoạt động 400 km. Ở thời điểm hiện tại, T-34 là loại xe tăng được sử dụng lâu nhất thế giới. Một vài mẫu T-34 vẫn đang được sử dụng.
M4 Sherman của Mỹ
M4 Sherman là xe tăng nổi tiếng nhất của quân đội Mỹ, ra đời trong Thế chiến II. Nó có hỏa lực mạnh, tốc độ nhanh và độ tin cậy cao trong khi chi phí sản xuất thấp và ngắn. Trong các trận chiến với quân Đức, M4 thường giành lợi thế trên chiến trường. Nó cũng hiện diện trong nội chiến Hy Lạp, chiến tranh Ả Rập - Do Thái, Ấn Độ - Pakistan, Ả Rập - Israel và Yom Kippur.
Những xe tăng thay đổi lịch sử nhân loại
Tăng M4 Sherman của Mỹ. 
Sự ra đời của M4 Sherman giúp quân đồng minh giành lại lợi thế trên chiến trường trước quân đội Đức. M4 đóng vai trò tích cực trong trận chiến Normandy vào mùa hè năm 1944 trước khi nó lăn xích trên toàn nước Pháp. M4 Sherman liên tục đánh bại những chiếc Tiger và Panther của phát xít Đức.
M4 Sherman có chiều dài 5,84 m, rộng 2,62 m, cao 2,74 m và nặng 30,3 tấn. Nó có khả năng di chuyển với vận tốc 38,5 km/h với phạm vi 200 km. Vũ khí chính của M4 Sherman là pháo cỡ nòng 75 mm cùng hai súng phụ. Quân đội Mỹ chế tạo hơn 50.000 chiếc M4 Sherman trong khi khung sườn của nó được dùng cho các loại xe bọc thép, xe kéo pháo…


Hồng Duy
Ảnh: Wikipedia

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Post a Comment


Top