ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Style5

Style5

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Chuyện duyên tình lạ lùng trong Hoàng tộc nhà Nguyễn

Ở triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, để giữ gìn ngôi báu, khá nhiều chuyện lạ lùng đã xảy ra trong duyên tình của các vị vua, chúa.

Cuộc tình vương giả, anh em đồng đường
Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát là người có công xây dựng Đô thành Phú Xuân vào giữa thế kỷ 18, đồng thời cũng là người đưa dần sự nghiệp của các chúa Nguyễn xuống vực thẳm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thảm họa đó là do cuộc tình vương giả anh em đồng đường lấy nhau.
Sử chép: Võ Vương có một người cậu ruột là ngoại tả Trương Phúc Loan. Được Võ Vương tin cậy, trao cho rất nhiều quyền bính, nhưng Loan vẫn chưa vừa lòng. Vốn là một tay gian hùng, tham lam, tàn nhẫn và thủ đoạn, Loan có thể làm bất cứ điều gian ác nào để có thêm quyền hành và của cải.
Hành vi thâm độc nhất của Loan là đẩy đứa cháu mình đang ở ngôi vương (Võ Vương) vào vòng loạn luân. Cô em con chú của Võ Vương là Công nữ Ngọc Cầu (ái nữ của Nguyễn Phúc Điền, con thứ 12 của Nguyễn Phúc Thụ), sinh năm 1734, có nhan sắc kiều diễm trang đài của một giáng tiên.
Một vị vua trị vì triều Nguyễn (ảnh minh họa).
Biết Vương là người hiếu sắc, Loan tìm cách tạo điều kiện cho Ngọc Cầu thường xuyên ra vào trong Vương phủ và gần gũi với ông anh đồng đường Võ Vương ở điện Trường Lạc. Kết quả của những lần gần gũi đó là Ngọc Cầu đã có với Võ Vương hai công tử là Nguyễn Phúc Diệu (1753) và Nguyễn Phúc Thuần (1754).
Mặc dù được cậu Trương Phúc Loan che chở nhưng Võ Vương không thoát khỏi mặc cảm loạn luân. Công tử Nguyễn Phúc Diệu mất sớm, Công tử Nguyễn Phúc Thuần được Võ Vương cho nuôi nấng một cách lén lút ở hậu cung và dĩ nhiên Thuần không được lập làm kế tử như mong muốn của Ngọc Cầu, vì việc lập kế tử đã được chọn lựa và đã quyết định rồi.
Theo nguyên tắc công tử Chương (con cả Võ Vương) là kế tử. Chẳng may, Chương thọ bệnh đã thất lộc, con của Chương còn quá nhỏ nên Võ Vương chọn người thứ hai là Nguyễn Phúc Luân (tức là hoàng khảo của vua Gia Long sau này) làm kế tử.
Ngày Võ Vương mất (7/7/1765), Nguyễn Phúc Thuần mới mười hai tuổi. Lúc đó ai cũng tưởng là đệ nhị công tử Nguyễn Phúc Luân, đương kim kế tử sẽ lên ngôi vương, không ngờ trong nội cung đang có âm mưu khác.
Ngoại tả Trương Phúc Loan cùng thái giám Chữ Đức và Chưởng dinh Nguyễn Cửu Thống mật bàn việc giành ngôi cho công tử thứ 16 là Nguyễn Phúc Thuần (con bà Ngọc Cầu). Nguyễn Phúc Luân bị tống ngục và bức tử chết trong ngục. Nguyễn Phúc Thuần được nối ngôi chúa tức Duệ Tông Hiếu Định Hoàng Đế.
Năm 1774, Duệ Tông bị quân Trịnh đánh đuổi chạy vào Gia Định và bị giết, bà Ngọc Cầu ở lại Phú Xuân, buồn sự đời bà lập chùa Phước Thành ở bờ nam sông An Cựu để tu, dứt bỏ cuộc đời trần tục. 
Đến mùa hạ năm Giáp Tý (1803) bà mất, hưởng thọ 71 tuổi, được vua Gia Long sách tặng là Tuệ (Huệ) Tĩnh thánh mẫu nguyên sư, hiệu là Thiệu Long giáo chủ, lăng táng ngay sau khuôn viên chùa Phước Thành, theo kiểu hình tháp của nhà Phật.
Lấy cô làm “thứ phi”
Vua Thành Thái có nhiều phi tần. Duy chỉ có hai bà thứ phi cuối cùng từng sống với nhà vua suốt thời gian ông bị lưu đày ở đảo Réunion cũng như những năm cuối đời ở Sài Gòn nên được nhà vua sủng ái nhất.

Hai bà thứ phi của vua Thành Thái: Giai Triệu (bà Nhàn) và Chí Lạc (bà Mừng) cùng ông Ưng Quang - em trai.
Đó là bà Giai Triệu và bà Chí Lạc. Bà Giai Triệu là thân mẫu của Hoàng nam Vĩnh Chương (1907 - 1848), trong thời gian ở đảo Réunion bà sinh thêm Vĩnh Giêu (1924, hiện ở Houston Hoa Kỳ). Bà Chí Lạc là thân mẫu 5 hoàng nam, hai người sinh trong nước Vĩnh Lưu (1907 - 1948), Vĩnh Quỳnh (1915, mất sớm), ba người sinh ở Réunion: Vĩnh Khôi (1919 - 1969), Vĩnh Giu (1922 - 2007), Vĩnh Cầu (1924).
Điểm đặc biệt là hai bà Giai Triệu và Chí Lạc là chị em ruột, tên thật là Công Tằng Tôn nữ Nhàn và Công Tằng Tôn nữ Mừng, chắt nội của vua Minh Mạng. Trong Hoàng tộc, hai bà ngang hàng với bên nam giới có chữ lót Ưng, tức là hai bà thuộc hàng cô của Cựu hoàng Thành Thái (con của vua Dục Đức).
Để giấu chuyện không hay này, Hoàng tộc đã đổi họ cho hai bà sang họ Hồ nhưng rồi cũng không ổn nên đổi một lần nữa đổi sang họ Nguyễn Công. Bia mộ của hai bà hiện nay ở An Lăng đều khắc họ của hai bà là Nguyễn Công.
Tuy trên bia được khắc như vậy, nhưng đây là vấn đề đã thuộc về lịch sử nên trong gia đình các vua Thành Thái, Duy Tân cũng không che giấu sự thật đó.

Theo Hai Miệt Vườn/Dân Việt

Lời nguyền đáng sợ của 2 vị vua bị 'bức tử'



Trước khi chết, ông vua triều Lý để lại lời nguyền: Các ngươi đã cướp thiên hạ của ta, lại còn giết ta. Nay ta chết như thế nào, con cháu các ngươi sau này cũng bị như thế.
Lịch sử ghi nhận số phận long đong khiến vua Lý Huệ Tông - vị vua áp cuối của triều đại huy hoàng một thuở này trong cảnh dân đói, giặc giã nổi lên khắp nơi đành phải dựa vào chi họ Trần nhiều quyền lực. Rồi trên đường chạy loạn, ông đã gặp mối lương duyên định mệnh với Trần Thị Dung, người ông đã hết lòng yêu thương và bảo vệ.
Nhưng đó, cũng chính là những giọt nước cuối cùng tràn ly dẫn đến sự tuyệt diệt của triều đại nhà Lý.

Tượng vua Lý Huệ Tông.
Đứng đầu quyền lực của nhà Lý lúc bấy giờ là Trần Tự Khánh - anh ruột của hoàng hậu Trần Thị Dung. Sau khi Khánh mất, địa vị đó lọt vào tay người em họ của Khánh là Trần Thủ Độ.
Sau một năm nắm quyền, Thủ Độ đã ép Huệ Tông phong công chúa cho Chiêu Thánh mới 7 tuổi làm thái tử rồi nhường ngôi. Huệ Tông thành thái thượng hoàng, xuất gia đi tu ở chùa Bút Tháp, lấy pháp danh là Huệ Quang.
Tưởng chừng như Huệ Tông đã an phận với đời tu hành, nhưng chỉ hai năm sau, vào năm 1226, Trần Thủ Độ sợ lòng dân vẫn hoài niệm vua cũ nên ông đã quyết định kết liễu sinh mạng Huệ Tông. Vào hôm Thủ Độ đến chùa tìm Huệ Tông, thấy ông đang nhổ cỏ liền nói: Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc. Huệ Quang đại sư đáp: Điều người nói, ta đã hiểu. Và sau đó Huệ Quang đã treo cổ tự tử.
Tương truyền trước khi chết, ông vua triều Lý này có để lại lời nguyền: Các ngươi đã cướp thiên hạ của ta, nay lại còn giết ta. Nay ta chết như thế nào, con cháu các ngươi sau này cũng bị như thế.
Chuyện vua Lý nguyền rủa dòng họ Trần có lẽ chỉ do người sau thêu dệt, bởi trong những thời khắc và hoàn cảnh như vậy, khó có người làm chứng, mà chỉ là nghe nói, nghe đồn rồi truyền lại mà thôi. Nhưng có một sự thật là kết thúc của vương triều Trần sau đó gần 200 năm cũng có rất nhiều điểm tương đồng với kết cục đó.
Những năm cuối thế kỷ XIV, triều Trần lần lượt để quyền lực rơi vào tay dòng họ ngoại. Hồ Quý Ly, có hai người cô làm vợ vua Trần Minh Tông. Đến đời vua Trần Nghệ Tông, ông càng tin dùng Hồ Quý Ly, đến mức hầu như quần thần đều thấy rõ bụng dạ thoán đoạt của vị tướng ngoại thích này.
Sau vụ việc Phế Đế Trần Hiện bị Quý Ly trừ khử, Thượng hoàng Nghệ Tông lập con trai mình, mới 11 tuổi, lên ngôi, là Trần Thuận Tông. Vị vua ở tuổi thiếu niên này được sắp đặt lấy con gái của Hồ Quý Ly, và tất nhiên Hồ Quý Ly trở thành quốc trượng. Bên cạnh đứa con rể là Hoàng đế ở tuổi thiếu niên, chính Quý Ly mới là ông vua thực sự.

Tượng vua Trần Thuận Tông tại đền Trần, tỉnh Nam Định.
Năm 20 tuổi, Thuận Tông bị cha vợ ép phải xuống chiếu nhường ngôi cho con trai mới 2 tuổi là thái tử An, cũng là cháu ngoại của Quý Ly. Tương tự thời Lý Huệ Tông, sau khi trở thành Thái thượng hoàng, Thuận Tông bị ép đi tu ở đạo quán Ngọc Thanh, mà xung quanh luôn có tay mắt của họ Hồ giám sát. Cũng như Trần Thủ Độ, Quý Ly cũng muốn nhổ cỏ tận gốc nên đã sai người đưa đến cho Thuận Tông một bài thơ, trong đó có câu:
"Sao không sớm liệu đi/ Để cho người nhọc sức?".
Thuận Tông uống thuốc độc nhưng vẫn không bỏ được cuộc đời ô trượt. Cuối cùng lại bị tay chân của cha vợ tàn nhẫn thắt cổ, chết ở tuổi 21.
Mới hay thời phong kiến loạn lạc, ngôi vua quý hơn nhiều so với tình thâm nghĩa trọng ở gia đình hay cao hơn là đạo quân – thần là như vậy!
Có lẽ câu ca dao mà nhân dân bao đời xưa đã lưu truyền nhằm khuyến thiện, trừng gian phản loạn vẫn ít nhiều phù hợp với trường hợp mà người ta hay tin vào lời nguyền báo ứng vừa kể:
"Đời trước quả báo còn xa/ Đời sau quả báo diễn ra nhãn tiền".


Theo Hai Miệt Vườn/Dân Việt

Bí ẩn ngôi mộ thái giám bị Minh Mạng san bằng



Xung quanh cuộc đời của thái giám Lê Văn Duyệt – khai quốc công thần số một triều Nguyễn vẫn còn những góc khuất ít người tỏ tường.
Lập nhiều chiến công, tài trí hơn người, Lê Văn Duyệt trở thành vị khai quốc công thần danh vọng bậc nhất triều vua Gia Long. Tuy nhiên, xung quanh nhân vật này còn nhiều góc khuất ít người biết rõ.
Thân khuyết tật vẫn mang chí lớn 
Lê Văn Duyệt sinh ra ở tỉnh Định Tường nhưng tổ tiên vốn là người Quảng Ngãi. Là con cả trong một gia đình có 4 anh em nhưng Duyệt lại không được lành lặn. Sách "Kể chuyện các quan thái giám trong lịch sử Việt Nam" cho biết: “Khi mới sinh ra Duyệt, người cha ngắm nhìn con và cảm thấy có phần không vui. Duyệt trông khác hẳn những đứa trẻ khác, hình thể nhỏ nhắn và không có ngọc hành. Tuy nhiên Duyệt vẫn là một đứa trẻ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn”.

Tượng đồng Lê Văn Duyệt.
Tuổi thơ, Lê Văn Duyệt ít chịu học hành mà chỉ thích bắt chim, chọi gà và tụ tập trẻ con trong xóm chơi trò đánh trận giả. Về phần ông Lê Toại (cha Duyệt), dù thấy con lớn lên bình thường song ông vẫn khổ tâm về sự không lành lặn của Duyệt.
Bấy giờ ở Định Tường có một thầy Táu nổi tiếng xem tướng giỏi. Ông Toại liền đưa Duyệt đến ra mắt thầy. Sau một hồi ngắm nhìn Duyệt, thầy cười khà khà rồi bảo: “Ông chẳng phải lo làm gì, cơ thể nó tuy bất bình thường nhưng nó vẫn có đủ vợ lẽ nàng hầu. Sau này nó sẽ vinh hiển, ông sẽ được nhờ vào nó”.
Quả nhiên, sau này Lê Văn Duyệt đi theo vua Gia Long, lập nhiều chiến công nên vua đã ban cho một cung nữ làm nàng hầu rồi lại cho lấy con người em trai làm con nối dõi cho Duyệt.
Nghe thầy tướng nói, ông Toại yên tâm hơn và cho Duyệt học hành đầy đủ sách vở sách vở đạo Nho, lại cho đọc cả các sách binh thư theo sở thích của Duyệt.
Dù mang khuyết tật bẩm sinh, song Duyệt không lấy đó làm tự ti mà trái lại còn mang hoài bão rất lớn. Bộ sử Đại Nam liệt truyện khi chép chuyện về Lê Văn Duyệt có viết rằng khi còn trẻ, Duyệt thường nói “Làm trai sinh ở thời loạn, nếu không trở thành đại tướng cầm quân, công danh được ghi vào sử sách thì sao xứng là kẻ trượng phu”.
Rồng gặp mây
Sự kiện quan trọng nhất trong đời Lê Văn Duyệt là cuộc gặp gỡ vua Gia Long (lúc này mới là chúa Nguyễn). Đại Nam liệt truyện chép: “Năm Canh Tý (1780) Thế Tổ lên ngôi chúa ở Gia Định, Duyệt năm ấy 17 tuổi, tuyển dụng làm thái giám, việc nội đình làm rất giỏi, được đổi bổ làm Thuộc nội cai đội, quản 2 đội thuộc nội”.
Sách "Kể chuyện các quan thái giám trong lịch sử Việt Nam" thì phân tích suy nghĩ của Duyệt: “Duyệt suy nghĩ mãi và quyết định dự tuyển. Sung vào thái giám thì sẽ được hầu cận bên cạnh chúa. Rồi có ngày chúa sẽ nhận ra tài năng của Duyệt, sẽ cất nhắc Duyệt thành đại tướng cầm quân. Sinh ra ở thời loạn, lo gì không được thi thố tài năng?”.
Hữu xạ tự nhiên hương, ở bên Nguyễn Ánh trong những ngày bôn ba tìm cách phục quốc, chúa Nguyễn sớm nhận ra Lê Văn Duyệt không chỉ là một thái giám tầm thường mà còn có hiểu biết về việc binh. Bởi vậy, con mắt của chúa Nguyễn đối với Lê Văn Duyệt đã thay đổi, những khi có việc quân cơ thường cho Duyệt cùng bàn luận. 
Năm 1793, khi theo chúa đi đánh quân Tây Sơn ở Quy Nhơn, Duyệt lập được công lớn nên được phong Thuộc nội vệ úy thuộc quân Thần Sách.
Tài làm tướng của Duyệt được khẳng định rõ ràng lần đầu tiên là trận đánh đồn Trung Hội năm 1795. Trong trận này quân Nguyễn đi cứu thành Diên Khánh bị quân Tây Sơn vây. Tướng Tây Sơn là Lê Phong giữ đồn Trung Hội chặt, quân Nguyễn không vượt được. Duyệt liền bàn với tướng Nguyễn Đức Xuyên rằng: "chia quân 2 đạo, tôi đánh thẳng sau đồn, cho giặc chống giữ, ông dẫn quân đến trước đồn đào nát cái lũy, lũy sụt, quân ta đánh trông hò reo mà vào, đồn thế nào cũng bị phá thôi".
Đức Xuyên còn e ngại vì chưa có lệnh. Thấy vậy Duyệt nói cứng rằng "đã có lệnh rồi, tội vạ đâu tôi xin chịu cả". Đức Xuyên mới nghe theo lệnh. Quả nhiên quân Tây Sơn bị thua. Tin thắng trận báo về, Nguyễn Ánh đến nơi coi. Duyệt xin nhận tội giả làm lệnh vua nhưng Nguyễn Ánh nói: "Lâm trận chế thắng công ấy được ghi để thưởng, có tội gì".
Năm 1801 nổ ra trận quyết chiến giữa Tây Sơn và quân Nguyễn ở Thị Nại, Duyệt lại lập công đầu đánh tan được quân Tây Sơn. Đại Nam liệt truyện chép: “Quân giặc giữ đồn núi chống đánh. Súng đạn như mưa, Di Nguy bị súng giặc bắn ngã xuống nước chết. Duyệt đánh càng khỏe. Vua thấy tướng sĩ nhiều người chết, và bị thương, cho tiểu sai dụ tướng sĩ hãy tạm lui để tránh mũi nhọn của giặc. Duyệt xin liều chết đánh, đối với tiểu sai nói rằng chỉ có tiến không lui, cứ vào không ra, vây quân kíp tiến bèn vào được cửa biển, thuận gió phóng hỏa, đốt hết chiến thuyền của giặc. Giặc cả vỡ, chết rất nhiều, trận này là ngày 16 tháng giêng”.
Sau trận này quân Tây Sơn thế yếu đi rõ rệt và nhanh chóng bị quân Nguyễn đánh bại. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy niên hiệu Gia Long, định đô ở Phú Xuân – Huế. Lê Văn Duyệt lại vâng lệnh ra Bắc đánh dẹp tàn quân Tây Sơn. Trong suốt triều vua Gia Long, Lê Văn Duyệt là vị tướng sáng giá nhất, nhiều lần nhận lệnh vua đi đánh dẹp các cuộc nổi loạn.
Không chỉ tài năng trong quân sự, khi làm Tổng trấn Gia Định, Duyệt cũng tỏ ra là một nhà chính trị sắc sảo. Trấn Gia Định dưới quyền cai quản của ông an ninh đảm bảo. Ông lại khuyến khích mua bán, trao đổi hàng hóa trong vùng và giao thương với người ngoại quốc. Năm 1823, ông cho đào kênh Vĩnh Tế để làm biên giới với Cam-pu-chia tỏ ra có tầm nhìn xa trông rộng về an ninh quốc phòng.
Nỗi oan Lê Văn Duyệt
Tuy công danh bậc nhất một thời song Lê Văn Duyệt lại một thời gian chịu mang tiếng oan. Năm 1832, ông mất ở Gia Định. Một năm sau con nuôi ông là Lê Văn Khôi nổi dậy khởi nghĩa ở thành Phiên An (Gia Định). Đến năm 1835, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Giận cá chém thớt, vua Minh Mạng đã sai đình thần nghị bàn cả tội của Lê Văn Duyệt. 
Các quan lại nghị án đã nêu rất nhiều tội trạng của Lê Văn Duyệt theo kiểu bới bèo ra bọ. Những viên quan có thù ghét ông cũng nhân cơ hội tố cáo. Sau cùng vua Minh Mạng ra lệnh san bằng mộ Lê Văn Duyệt rồi dựng lên một cái bia ghi đại ý: “Đây là nơi Lê Văn Duyệt phụng pháp”.
 Lăng mộ Lê Văn Duyệt.
Sử gia đời sau cho rằng, sở dĩ vua Minh Mạng không buông tha Lê Văn Duyệt ngay cả khi đã chết là vì nhà vua còn căm tức do trước đây Duyệt không ủng hộ mình lên ngôi mà ủng hộ con của hoàng tử Cảnh. Án oan này phải tới năm 1868, vua Tự Đức mới ban lệnh truy phục chức hàm cho Lê Văn Duyệt và cho thờ trong miếu trung thần ở Huế.
Cuộc đời và sự nghiệp của Lê Văn Duyệt đã chứng minh rõ ràng câu thành ngữ “có chí thì nên”. Với dị tật của bản thân, nếu Lê Văn Duyệt không có chí hướng làm tướng lập công danh từ nhỏ thì chắc hẳn cuộc đời ông rồi hoặc làm một kẻ ái nam ái nữ bị cộng đồng xa lánh hoặc cũng bị cô độc chốn thâm cung trong kiếp thái giám chứ sao có thể lưu danh sử sách.


4 vị vua chúa phong kiến 'mê tửu, đắm sắc' nhất sử Việt

Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Vua say đắm tửu sắc, phát ra bệnh trĩ. Còn Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: Long Đĩnh bị bệnh trĩ nặng đến mức không ngồi được.

Theo sử sách xưa, như trong Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Vua say đắm tửu sắc, phát ra bệnh trĩ. Còn Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: Long Đĩnh bị bệnh trĩ nặng đến mức không ngồi được, mà phải nằm nghe các triều thần tâu trình việc nước. Trong đó đã để lại nhiều chứng nan y, khiến cho số vị vua chúa này thời đó không dám bước chân vi hành.
Lê Long Đĩnh (986 - 1009) là vị vua tàn độc và hoang dâm
Ông được coi là hoàng đế tàn bạo, hoang dâm nhất trong lịch sử các vương triều Đại Việt, mỗi khi người đương thời nhắc nhắc đến tên Lê Long Đĩnh thì ngay lập tức nghĩ tới hình ảnh một hôn quân, bạo chúa.
Sử sách chép rằng, sau khi Lê Hoàn mất vào tháng 3 năm 1005, Lê Long Đĩnh cùng các hoàng tử Ngân Tích, Long Kính, Long Cân tranh giành ngôi vua với Thái tử Lê Long Việt. Đến tháng 10 năm 1005, Lê Ngân Tích bị giết, Long Việt lên ngôi. Tuy nhiên, chỉ ba ngày sau đó, Lê Long Đĩnh đã giết anh và giành ghế thiên tử, tự xưng là Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng đế.
Long Đĩnh “phát minh” ra nhiều cách tra tấn dã man để hành hạ người phạm tội, kể cả tội nặng và tội nhẹ, nên được so sánh với Kiệt, Trụ xưa. Cụ thể, với những tù nhận chịu phạm hình, ông bắt lấy rơm tẩm dầu quấn vào người, rồi đốt sống; hay sai bỏ vào sọt, đem thả xuống sông. Độc ác hơn, nhà vua lấy mía để lên đầu nhà sư mà róc vỏ, rồi thỉnh thoảng giả tảng nhỡ tay bổ dao vào đầu sư chảy máu ra, trông thấy thế làm vui cười.
Nếu chỉ thích máu chảy đầu rơi như trên thì chưa phải con người thật của Lê Long Đĩnh. Theo sử sách, ông vua này còn dâm dục quá độ, để rồi mắc chứng nan y… Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Vua say đắm tửu sắc, phát ra bệnh trĩ. Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: Long Đĩnh bị bệnh trĩ nặng đến mức không ngồi được, mà phải nằm nghe các triều thần tâu trình việc nước.
Lê Uy Mục - sau ân ái ... giết luôn cung nhân
Lê Uy Mục (1505 - 1509) có tên húy Lê Tuấn, là vị vua thứ 8 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ngay từ khi lên ngôi, ông đã nổi tiếng ham rượu chè, gái đẹp và giết người; triều chính bỏ bê cho bọn hoạn quan và bên họ ngoại khuynh đảo, lộng hành... Hậu quả là một số người trong tôn thất và triều thần đã làm loạn, bắt và bức tử nhà vua (năm 1509).
Sử sách chép: Vẫn chưa hả dạ vì xét rằng, Uy Mục không những là kẻ bạo ngược, làm hại đất nước, mà còn là kẻ thù không đội trời chung, đã giết hại cả cha mẹ, anh chị em mình, nên Giản Tu Công Oanh không thể để Hoàng đế Uy Mục chết an lành. Ông ra lệnh đem xác Lê Uy Mục đặt vào miệng súng, bắn tan hài cốt; chỉ lấy một ít tro tàn đem chôn ở làng Phù Chẩn; đồng thời giáng làm Mẫn Lệ Công.
Cũng theo sử sách, tuy mới 20 tuổi, Lê Uy Mục đã có một thú vui tình dục rất vô độ. Đêm nào, ông cũng gọi các phi tần, cung nhân vào uống rượu say sưa, hành lạc vô độ. Khi say, vua giết luôn cả cung nhân vừa được mình ôm ấp. Ai cũng kinh sợ, nhưng vì uy quyền tối thượng của vua, nên không dám chống đối, hay tìm cách trốn tránh.
Loạn dâm Mạc Mậu Hợp (1562 – 1592)
Vị vua lâu nhất trong số các vua Mạc thời hưng thịnh, tại vị 30 năm, lại chính là người khiến cơ nghiệp nhà Mạc suy vong, mà một phần nguyên nhân chính là do... thói hoang dâm hiếu sắc.
Theo sử sách, Mạc Mậu Hợp là con trưởng của hoàng đế Mạc Tuyên Tông. Do vua cha bị bệnh đậu mùa mất sớm, Mạc Mậu Hợp mới lên 2 tuổi đã được Khiêm vương Mạc Kính Điển là phụ chính đưa lên ngôi tháng một năm 1562.
Lúc này, triều chính vẫn do hai ông chú là Mạc Kính Điển và Mạc Đôn Nhượng phụ tá. Mậu Hợp sống xa hoa, kiêu ngạo, hay nghe xiểm nịnh, thường ít lắng nghe lời bàn luận, khuyên can của các bậc lương thần và đặc biệt, rất hoang dâm hiếu sắc.
Để thỏa mãn dục vọng, vua không ngần ngại mưu giết bề tôi, đoạt mỹ nhân, cụ thể định giết một danh tướng trong triều để cướp vợ khiến cho một bộ phận binh lực nhà Mạc đã theo viên tướng này về quy phục vua Lê, làm cho thế lực của Mạc Mậu Hợp ngày càng suy yếu. Sách Lê triều thông sử viết: Sự việc này xảy ra vào cuối năm Nhâm Thìn (1592).
Vợ viên trấn thủ Nam đạo Sơn quận công Bùi Văn Khuê là Nguyễn Thị Niên, tức con gái Nguyễn Quyện. Chị gái của Thị Niên là hoàng hậu của Mậu Hợp vì thế Thị Niên thường được ra vào trong cung. Mậu Hợp thấy Thị Niên, đem lòng yêu mến bèn ngầm tính kế giết Văn Khuê để cướp vợ y.
Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho biết rõ hơn: Chúa Mạc là Mậu Hợp ngày ngày say đắm tửu sắc. Nguyễn thị là con gái của Nguyễn Quyện và là vợ Bùi Văn Khuê, nhân có em gái là vợ của Mạc Mậu Hợp, nên thường ra vào trong cấm cung. Mậu Hợp ưng ý Nguyễn thị vì nàng có nhan sắc, nên muốn giết Văn Khuê để chiếm lấy nàng. Văn Khuê biết chuyện... đã đầu hàng Trịnh Tùng...
Sau đó, vua Mậu Hợp đã bị Trịnh Tùng treo sống 3 ngày, rồi chém đầu tại bãi cát Bồ Đề, sau đó đem đóng đinh vào 2 con mắt, bêu ra ngoài chợ 5 ngày.
Tương tự, Mạc Kính Chỉ - con của hoàng thân Mạc Kính Điển và là cháu nội của vua Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) cũng gây nên chuyện động trời vì ham sắc dục. Sách Đại Việt thông sử viết: Mạc Kính Chỉ là con cả của Kính Điển, mới đầu được phong là Hùng Lễ Vương, vì tư thông với người thiếp của cha nên bị giáng xuống làm thứ dân, sau đó lại khôi phục, phong là Đường An Vương.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, vụ việc loạn luân giữa Mạc Kính chỉ với vợ của cha xảy ra vào đầu năm Giáp Tý (1564), nhưng có một số điểm khác: Bấy giờ, con trưởng của Kính Điển là Đoan Hùng Vương Kính Chỉ ngầm tư thông với vợ lẽ Kính Điển, việc phát giác phải giáng làm thứ dân; lấy con thứ là Kính Phu làm Đường An Vương, giao cho binh quyền. Đến khi Kính Điển chết, họ Mạc lại cho Kính Chỉ làm Hùng Lễ Công, nhưng không cho binh quyền.
Chúa Trịnh Giang - ăn chơi dâm loạn vô chừng
Trịnh Giang (1729 - 1740) là con cả Trịnh Cương. Sử sách chép rằng, nếu các chúa từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Cáng đều là những vị tài ba, đã hoàn thành việc đánh dẹp và cai trị phía Bắc Việt Nam, giữ cho xã hội Đại Việt ổn định trong gần 2 thế kỷ, thì việc lên nắm quyền hành của Trịnh Giang lại là điềm xấu, bắt đầu thời đại suy tàn của họ Trịnh. 
Trịnh Giang lên ngôi chúa vào tháng 10.1729, ngay sau khi Trịnh Cương qua đời. Do không tha thiết việc chính sự, năm 1736, Trịnh Giang phong cho Doanh lúc đó mới 17 tuổi làm Tiết chế thủy bộ chủ quân, chức Thái úy, tước Ân Quốc công, cho mở phủ Lượng Quốc. Mỗi tháng ba lần, Trịnh Doanh thay Trịnh Giang triều kiến trăm quan ở Trạch Các để nghe tâu trình công việc.
Nhờ việc giao quyền hành triều chính cho Trịnh Doanh nên Trịnh Giang có thêm thời gian cho những việc chơi bời, hưởng lạc. Trịnh Giang đặc biệt tin dùng hoạn quan Hoàng Công Phụ vì những ủng hộ của viên quan này trong việc ăn chơi của mình. Để phục vụ cho việc ăn chơi, hưởng lạc của mình, chúa Trịnh Giang đã cho xây dựng nhiều cung quán, chùa chiền rất nguy nga và tốn kém...
Cũng bởi việc Trịnh Giang chỉ mải mê lao vào an chơi, ham mê tửu sắc mà không lo bồi dưỡng cơ thể, đảm đương triều chính nên sức khỏe ngày càng kém sút. Tuy nhiên, điều đáng nói nhất là theo tương truyền, chúa Trịnh Giang có tật mê đàn bà từ thuở nhỏ.
Vậy nên, ngay khi lên nắm quyền chúa, Trịnh Giang đã sớm sử dụng quyền lực của mình để có thể hưởng lạc ái ân. Tất nhiên, ngay sau đó, Trịnh Giang sớm nổi tiếng về thói ăn chơi dâm loạn không chừng mực. Càng về sau, Trịnh Giang càng có nhiều biểu hiện kì dị trong sinh hoạt tình dục.
Hằng ngày, các hoạn quan phải lựa ra một người đẹp trong số các cung nữ hoặc bắt cóc dân nữ sống trong khu vực, tắm cho sạch sẽ rồi bỏ vào bao tải lớn, vác vào phòng chúa Trịnh Giang. Người đẹp này sẽ được chúa “ân sủng” theo ý thích. Việc đam mê đàn bà của chúa Trịnh Giang không chỉ dừng lại ở đó.
Để thỏa mãn nhu cầu dâm loạn của mình, chúa Trịnh Giang còn từng tư thông với vợ lẽ của cha mình. Sách Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ cho hay: Trịnh Giang là kẻ dâm loạn, từng tư thông với bà Kỳ Viên phi Đặng Thị (người xã Trà Đổng, huyện Tiên Du, nay thuộc Bắc Ninh), vốn là vợ lẽ của chúa Trịnh Cương (cha Trịnh Giang). Chuyện này bị bà Vũ Thái phi (mẹ của Trịnh Giang) phát giác. Bà ép Kỳ Viên phi Đặng Thị phải tự tử.
Một hôm, chẳng hiểu vì sao Trịnh Giang bị sét đánh gần chết, nhân đó mà mắc bệnh kinh quý, hễ nghe có sấm sét là kinh hồn bạt vía. Bọn hoạn quan liền nói với Trịnh Giang rằng, duyên do chẳng qua vì dâm dục thái quá nên bị ác báo, muốn chữa, chỉ có cách… đào hầm làm nhà ở dưới đất. Trịnh Giang bèn dựng cung Thưởng Trì để ở, không dám đi ra ngoài như trước nữa.
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì viết: Từ ngày làm việc bạo nghịch là giết vua (chỉ việc Trịnh Giang phế truất rồi giết chết vua Lê Đế Duy Phường), Trịnh Giang càng ngày càng tiếm quyền, ăn chơi dâm loạn không còn chừng mực gì nữa, cho nên về sau mới mắc bệnh kinh quý, sợ sấm sợ sét lắm. Bọn hoạn quan là Hoàng Công Phụ đánh lừa, đào đất làm cung Thưởng Trì cho Trịnh Giang ở. Từ đấy, Chúa không còn dám bước chân ra ngoài...


Theo Hai Miệt Vườn/Dân Việt 

Bí ẩn về số phận của các thái giám chốn cung đình Việt Nam

Cũng bởi môi trường sống và tâm lý phức tạp nên không ít nghiên cứu về các thái giám còn được sử dụng trong nghiên cứu về đồng tính luyến ái ngày nay.
Thái giám, hay hoạn quan là một chức quan tuy địa vị thấp nhưng chiếm vị trí quan trọng trong hậu cung xưa. Cuộc đời của họ ngoài những thăng trầm biến cố theo thời cuộc, còn phải chịu thêm đủ nỗi nặng nề, thương tâm. Một trong số đó là cảm giác đơn độc, cô quạnh cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay.

Chấp nhận "tịnh thân" đổi lấy vinh dự cho dòng tộc

Vốn từ tiếng Việt nhắc tới những vị thái giám với vô số danh từ điển hình như quan hoạn, quan thị, quan giám. Trong những từ đó đã bao hàm cả những khiếm khuyết về thể năng không thể bù đắp của những thái giám. Không hiếm người làm thái giám bởi khi sinh ra họ đã phi nam phi nữ, không có bộ phận sinh dục của đàn ông hoặc đàn bà.


Nhưng phần đông là những người tự nguyện “tịnh thân” đặng thiến bộ phận sinh dục để được vào hầu hạ trong cung. Bởi thân làm thái giám, họ đã có thể giúp cả họ, cả tổng được nhờ. Cái nhờ ấy lớn lao tới mức nhiều gia đình sẵn sàng hi sinh dòng giống nối dõi của gia tộc cho sự "cả làng còn nhờ", để đổi lấy vinh quang và sự tôn trọng của mọi người. Nhiệm vụ chính của các thái giám thường là tổ chức và quản lý chốn hậu cung, cùng một số chuyện tế nhị khác.
Thái giám trong lịch sử Việt Nam tồn tại dưới các đời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Do không có bộ phận sinh dục nên con người của thái giám tiếng nói cũng như tính cách rụt rè thiên về nữ nhiều hơn nam. Suốt đời họ phụng sự trong cung và lớn lên họ kết nghĩa với nhau, có thể cùng giới hoặc khác giới.
Họ dùng sức đàn ông để phục vụ những việc nặng nề, sai bảo ở trong cung, nhưng trong cung toàn phụ nữ không chồng hoặc chỉ một ông chồng…Cũng bởi môi trường sống và tâm lý phức tạp nên không ít nghiên cứu về các thái giám còn được sử dụng trong nghiên cứu về đồng tính luyến ái ngày nay.
Song hành cùng lịch sử dẫu bị chối bỏ công lao
Cũng do có thuận lợi được sống gần “thiên tử”, được nhiều ân sủng và nắm được những “thâm cung bí sử” trong triều nên thường họ cùng liên kết với nhau để thực hiện âm mưu nào đó. Không ít triều đình rối ren, thậm chí bị đảo chính cũng là có phần góp sức không nhỏ của thái giám.
Rút kinh nghiệm từ những bậc tiền bối bị thái giám nổi loạn chuyên quyền, thời vua Minh Mạng (1820 – 1841) đã ban hẳn một chiếu chỉ riêng dành cho thái giám: “Cho họ người nào việc ấy để sai khiến hầu hạ nhưng mãi mãi không cho dự vào giai và phẩm hàm quan chức.
Vì chức vụ của họ là để nội đình sai khiến và truyền lệnh mà thôi. Tất cả triều chính và việc ngoài đều không được tham dự, kẻ nào vi phạm phải trừng trị nặng, không khoan tha. Trẫm đã dặn dò, hết sức mưu tính sâu xa cho đời sau…”.
Sống quạnh hiu, chết nương nhờ cửa Phật
Tại Huế, bên cạnh những lăng tẩm lộng lẫy, không mấy người không biết tới chùa Từ Hiếu, nơi nương mình lặng lẽ của những người hầu cận vốn chiếm vai trò khá quan trọng trong cung đình xưa, nhưng tên tuổi cũng như vị trí của họ chưa bao giờ được đề cao. Họ là những thái giám chốn hậu cung.
Ngôi chùa là nơi “cưu mang” các quan thái giám trong triều Nguyễn,  vốn không có con nối dõi, họ bày tỏ nguyện vọng với nhà vua, sau khi nhắm mắt xuôi tay, họ được chôn trong ngôi chùa này đặng có người lo hương khói.
Cảm thông với ước nguyện chính đáng này, vua Tự Đức đã xuống chỉ dụ chấp thuận. Họ đã đóng góp công đức vào ngôi chùa, để sau khi chết họ được mai táng, phục tự và cúng giỗ nơi này.
Khuôn viên chùa Từ Hiếu, nơi có nghĩa trang thái giám với 25 ngôi mộ.

Vì thế, ngoài tên Từ Hiếu, chùa còn được nhiều người quen gọi là chùa Thái giám. Hiện nay, trong vườn chùa Từ Hiếu có đến 25 ngôi mộ của Thái giám triều Nguyễn. Trước mỗi ngôi mộ đều có tấm bia ghi rõ tên họ và chức vụ của từng người. 
Nhiều mảnh đời chung tâm nguyện nhỏ nhoi
Về cuối đời, các thái giám triều Nguyễn lúc bấy giờ phải cư trú ở một ngôi nhà phía Bắc hoàng thành gọi là Cung giám viện. Khi chết, số phận họ vô cùng bi thảm, không được chôn gần lăng tẩm hoặc những chốn linh thiêng và cũng chẳng được ai thờ cúng vì không có con cháu. Để tránh bát hương trở nên lạnh lẽo khi “về trời”, nhiều người đã chọn con nuôi để dạy dỗ và lo hậu sự về sau.
Theo tục lệ, cứ đến rằm tháng 11 hàng năm, chùa Từ Hiếu lại tổ chức ngày giỗ chung để tưởng nhớ những người đã mất, trong đó có thái giám triều Nguyễn. Có lẽ, một phần nhờ sự lãng quên của người đời, mà mặc dù trải qua các giai đoạn chiến tranh ác liệt nhưng phần lớn những ngôi mộ này vẫn nguyên vẹn và đa phần đều đọc được rõ chữ.
Nghĩa trang thái giám hiu quạnh trong chùa Từ Hiếu
Theo lời dịch lại của một sư cụ trong chùa, thì xúc động nhất là lời lẽ trên tấm bia trước cổng nghĩa trang khiến hậu thế không khỏi chạnh lòng: Bia đề: “Trong đời sống, chúng tôi tìm thấy ở đây sự yên bình. Khi ốm đau, chúng tôi lui về đây và sau khi chết, chúng tôi sẽ được chôn chung ở đây. Dù sống hay chết, chúng tôi vẫn tìm thấy được ở đây sự yên bình”.
Phận đời đưa đẩy đã khiến nhiều thái giám có một nỗi sợ mãnh liệt lớn hơn cả cái chết, chết ở đâu, chết lúc nào… theo họ giờ không quan trọng mà quan trọng nhất là được chết toàn thây, được chết cạnh cái mà mình đã cắt bỏ đi để khi về thế giới bên kia mình được chứng nhận là đã trải qua một kiếp con người. Đó cũng là cái kết “đáng buồn thay” cho cuộc đời của những con người “sinh ra chẳng được mấy ai chấp nhận”.


Theo T.H/Đep plus, Màn ảnh sân khấu


Top