ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Style5

Style5

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Người thanh niên Trần Văn Dõi, con trai Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Hương, ghi lại nhật ký hành trình ra với cách mạng miền Bắc.

“Tàu lênh đênh giữa biển. Lại xảy ra xô xát giữa đám lính Tây và anh em lính thợ ONS đi đánh phát xít Đức ở chiến trường châu Âu, trở lại quê hương. Bọn Tây này được đưa từ Sài Gòn ra miền Bắc để tăng cường cho lực lượng phá hoại chính quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Bọn chúng rất bực mình khi thấy chiếc tàu Pasteur được trang trí cờ Việt, do anh em lính Việt giữ trật tự. Chúng tìm cách sinh sự với anh em. Cuộc va chạm xảy ra, nhưng vài thằng Tây thì làm được gì 2.000 người lính thợ Việt ONS. Chúng bị đánh đau. Anh em còn dọa đốt tàu. Chủ tàu hoảng sợ, cầu cứu phái đoàn ông Phạm Văn Đồng.

Sự việc được thu xếp. Tây ở một phía. Ta ở một phía”...

Loa phát thanh của chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa kêu gọi nhân dân thủ đô bình tĩnh trước sự khiêu khích của quân Pháp, trước khi Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Cuộc chạm trán trên tàu

Ông Dõi kể mặc dù tàu lênh đênh trên biển, nhưng không khí Thế chiến thứ hai tàn khốc vẫn còn lồ lộ khắp nơi. Tàu Nhật bị bom đồng minh đánh đắm vẫn còn ngổn ngang...

10h sáng 3/10/1946, chiếc tàu Pasteur rẽ nước vào vịnh Hạ Long. Những chàng thanh niên tiền phong miền Nam háo hức chạy lên boong nhìn cảnh đẹp miền Bắc mà lâu nay họ chỉ được biết qua sách vở. Tàu lớn không cập cảng Hải Phòng được. Nhiều ghe, tàu nhỏ treo cờ đỏ sao vàng ra chào đón và đưa phái đoàn Chính phủ lên bờ trước.

Đến buổi chiều, những chiếc sà lan tiếp tục ra đón số người còn lại. Họ được nhân dân Hải Phòng tổ chức buổi chào đón và thu xếp cho ở tạm tại một trường học. Ông Dõi, ông Nho và những người thanh niên tiền phong miền Nam lên xe lửa vào Hà Nội.

Cảnh vật nào cũng lạ lẫm với họ. Mọi thứ đều bàng bạc màu rêu phong của thời gian. Bộ đội ngoài này phần nhiều đều có đồng phục chỉnh tề, chứ không phải ai có gì mặc nấy như trong Sài Gòn.

Chưa kịp làm quen với nếp sống Hà Nội, nhóm thanh niên miền Nam đi tìm nguồn chi viện vũ khí từ miền Bắc đã phải nhận tin buồn: tình hình thủ đô cũng đang rất căng thẳng. Mối đe dọa không chỉ đến từ binh lính Pháp, mà còn từ cả đội quân Quốc dân Đảng. Việc tiếp tế vũ khí cho Nam bộ phải tạm ngừng.

Những người đã ra đến đây thì cứ tạm ở lại để được bố trí học hành, huấn luyện thêm. Ông Dõi và các bạn của mình vào VN học xá chờ đợi tình hình. Từ trước, họ đã nghe tiếng địa chỉ này với các phong trào hoạt động rất mạnh của sinh viên, trong đó có cả các sinh viên từ miền Nam ra.

Mùa đông năm 1946 ở Hà Nội đến sớm. Mới tháng 11, khí trời đã quá lạnh đối với những người miền Nam. Nhưng tình hình chính trị lại càng lúc càng nóng dần lên.

“Cụ Hồ ở Pháp về, mang đến sự nghe ngóng, đợi chờ chủ trương mới của Chính phủ trong nhân dân... Tụi Pháp khiêu khích Hải Phòng, đánh chiếm Lạng Sơn... Chịu hết nổi rồi. Chẳng lẽ dân ta phải mãi thế này sao? Tình hình Hà Nội rất căng thẳng. Thỉnh thoảng súng lại nổ”.

Nhật ký của ông Dõi ghi lại đến đầu tháng 12, ông và các bạn vào ở hẳn trong VN học xá. Họ chuẩn bị sẵn sàng cùng các sinh viên đánh trả Pháp. Một đội tự vệ được thành lập ngay trong học xá. Các thanh niên miền Nam đều tình nguyện đăng ký. Ông Dõi kể lại họ được trang bị khá nhiều súng, trong đó có cả đại liên, tiểu liên và lựu đạn mỏ vịt.

Ngọn lửa chiến sự đã bắt đầu bùng cháy. Việc bút nghiên của các sinh viên trong VN học xá tạm gác lại. Họ tập trung hoàn toàn vào tập luyện quân sự. Ở trường bắn Tương Mai, các thanh niên miền Nam đều thể hiện tốt kinh nghiệm chiến đấu của mình. Nhiều lần bắn tập, ông Dõi đều đạt loại giỏi với hai điểm đen và một vòng 9.

Trong lúc đó, ở bên ngoài Pháp cũng leo thang khiêu khích quân sự. Tối 16/12, các xe nhà binh Pháp ập đến phố Hàng Bún gây chuyện với đội tự vệ Việt Minh, rồi bất ngờ nhả đạn bắn chết một người và định bắt số tự vệ khác. Khi nhân dân kéo đến, chúng tạm rút lui, để sáng hôm sau tiếp tục trở lại khiêu khích, tấn công và gây nhiều thương vong cho cả dân thường.

Tình hình nóng bỏng gia tăng từng phút. Quân Pháp cho xe thiết giáp, xe tăng ủi phá các công sự của nhân dân Hà Nội dựng lên. Sang ngày 18/12, quân lính Pháp nổ súng bừa bãi sang cả các phố Hàng Khoai, chợ Đồng Xuân, rồi bao vây trụ sở công an ở phố Hàng Đậu...

Mệnh lệnh chuẩn bị

Cuộc chiến bảo vệ thủ đô Hà Nội đã đến giờ khai hỏa. Đội tự vệ trong VN học xá cũng như ở các khu vực khác tại Hà Nội nhận được “Mệnh lệnh chuẩn bị” có ba chữ ký của tướng Vương Thừa Vũ, Trần Độ, Nguyễn Văn Trân là lãnh đạo Ủy ban kháng chiến khu vực này:

“Mấy ngày nay, địch đã có một âm mưu khởi hấn.

Chứng cớ là chúng đã chuẩn bị gấp về quân sự như đặt ổ súng ở các phố, các nhà tư nhân, và vận chuyển lương thực, khí giới để tích trữ ở các nơi đó. Chúng chuyển quân đến các nơi như nhà thương Đồn Thủy, Trường Bưởi, khách sạn Métropole...

Gần đây, ngày 17/12/1946, chúng đã vây bắn các tự vệ phố Hàng Bún. Ngày 18/12/1946, chúng chiếm Sở Tài chính và đòi tước vũ khí của bộ đội ta. Hơn nữa, chúng hạ tối hậu thư cho Chính phủ ta hẹn tới ngày 20/12/1946 sẽ tước hết quyền trị an.


Người dân Hà Nội dùng đồ đạc, tài sản dựng chiến lũy trên phố Mai Hắc Đế, tháng 12/1946
Những sự chuẩn bị ráo riết và hành động khiêu khích ấy là một triệu chứng chúng sắp đánh úp ta thật sự.

Vì danh dự của Tổ quốc, vì quyền lợi của dân tộc, chúng ta quyết không chịu lùi bước

Vậy hạ lệnh cho toàn thể:

Vệ quốc đoàn, dân quân, tự vệ và công an xung phong toàn thành từ giờ phút này phải chuẩn bị gấp để chờ lệnh. Bất kỳ lúc nào, nếu nhận được lệnh: Toàn thể bộ đội, dân quân cũng như tự vệ, công an phải anh dũng đánh lại địch theo như nhiệm vụ của từng đơn vị đã định trong kế hoạch”.

Cũng như dân quân Hà Nội, nhóm thanh niên tiền phong miền Nam có mặt tại thủ đô ở thời khắc lịch sử này đều nôn nóng chiến đấu khi nhận được mệnh lệnh chuẩn bị.

Ông Dõi kể lại trong nhật ký đời mình: “Đang ngồi với anh Nho và anh Bình ở phố Bạch Mai thì đèn phố vụt tắt và bao nhiêu đạn đại bác câu vào nội thành. Tiếng súng toàn quốc đánh Pháp bắt đầu nổ. Lúc này khoảng 8h tối 19/12/1946. Tụi mình chạy như bay về khu VN học xá. Tất cả đội tự vệ ở đây đã súng ống trong tay sẵn sàng chiến đấu. Cụ Hồ cho phép đánh Tây rồi. Phen này phải đánh quyết liệt, dập đầu bọn chúng coi nào”.

Ông Dõi tự sự trong nhật ký của mình rằng chuẩn bị cho giây phút lịch sử này từ lâu lắm rồi. Rời trường học êm ấm, ông theo tiếng gọi lên đường của thanh niên tiền phong trong Nam là để đánh đuổi Pháp trở lại xâm chiếm.

Vượt biển ra Bắc, mục đích của ông và các bạn cũng là tìm vũ khí để trở lại tiếp tục chiến đấu. Không có vũ khí để về thì họ vẫn sẵn sàng chiến đấu bất cứ khi nào nơi nào ở Tổ quốc mình.

Trước khi ra Bắc, chàng thanh niên Trần Văn Dõi đã gửi lại cho người yêu ở quê nhà hai câu thơ tình mang nặng chí trai thời loạn: “Ra đi mang nặng lời thề. Đánh tan giặc Pháp mới về cùng em”. Và điều đó đã thành sự thật. Tiếng súng cứu quốc rền lên rồi...


Theo Quốc Việt / Tuổi Trẻ

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Post a Comment


Top